Thờ cúng và lễ bái là một trong những gia bảo tinh thần đáng quý của gia tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia đình Việt Nam có truyền thống coi trọng và thiết lập bàn thờ trong nhà để thờ cúng và lễ bái.
Thờ cúng và lễ bái cũng là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa. Ở thời kỳ quân chủ, các triều đại vua chúa, cho rằng thờ cúng và lễ bái là biểu tượng cao quý nhất đối với các bậc tiền nhân. Còn riêng về Phật giáo, vấn đề thờ cúng và lễ bái lại càng hàm súc nhiều ý nghĩa và giá trị. Điều này thể hiện được tinh thần thiêng liêng trọng đại đối với các bậc thánh hiền.
Thờ cúng chính là sự thể hiện, bày tỏ sự tôn kính của mình lên các bậc tiền nhân, chư Phật, gia tiên… Con người đã có dòng họ tông môn thì phải có bàn thờ gia tiên. Con người có giống nòi chủng tộc thì phải có bàn thờ Tổ quốc. Tín đồ có tín ngưỡng tôn giáo thì phải có bàn thờ đức giáo chủ của mình.
Việc lập bàn thờ là tối quan trọng trong thờ cúng tâm Linh. Vậy để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của bàn thờ cũng như cấp lập bàn thờ đúng chuẩn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của damynghethanhdo.vn.
Ý nghĩa bàn thờ
Chúng ta cúng kỵ nhằm mục đích tri ân và báo ân những đấng sinh thành đã tạo nên chúng ta. Cũng như gây dựng nên dòng họ tông môn của gia phả mình. Đồng thời chúng ta giáo dục con cháu thiêng liêng hóa tông đường để tiếp nối dòng họ nội ngoại hai bên… Dân tộc Việt Nam mỗi năm thường làm lễ kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương để nhắc nhở giống nòi đừng quên cội mất nguồn. Cũng như tín đồ làm lễ kỷ niệm Phật Tổ hay Thánh Chú là để hình ảnh thiêng liêng đó ăn sâu vào tâm mỗi Phật tử.
Bàn thờ là nơi thể hiện sự tri ân và báo ân các bậc cha ông cũng như các chư Phật, Bồ tát…Chúng ta thờ các vị cha ông để ghi nhớ công ơn các bậc cha ông đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo xã hội và dòng họ. Chúng ta thờ Tổ Quốc là để tri ân và noi gương các bậc anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự sống còn của chúng ta. Chúng ta thờ Phật là để quy ngưỡng hướng về các bậc đã giác ngộ và giải thoát. Nhờ các Ngài dẫn dắt chúng ta và chúng sinh vững vàng đi trên con đường thánh thiện.
Bàn thờ gia tiên không được thiết lập làm biểu tượng thì con cháu không biết nương vào đâu để thể hiện lòng hiếu thảo đối với gia tiên. Không có bàn thờ Phật thì Phật không được an vị trang nghiêm thì đệ tử cũng chẳng biết nương tựa vào nơi nào để bộc lộ lòng tôn kính đối với bậc Thầy chứng ngộ. Chính vì vậy con người cần phải có điểm tựa để an tâm, mặc dù điểm tựa đó bằng bất cứ hình thức nào. Và bàn thờ đáp ứng được điều đó.
Bàn thờ la nơi trưng bày vật phẩm thờ cúng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Người có tâm thờ Phật hoặc thờ gia tiên trong nhà thường rước sư thầy đến làm lễ an vị nhằm giúp cho bàn thờ Phật hay bàn thờ gia tiên trở thành vật linh để làm biểu tượng cho sự cầu nguyện. Bàn thờ Phật hay bàn thờ gia tiên sau khi làm lễ an vị thì đã thể hiện đươc ý sống và ý nghĩa sống giữa chư Phật, chư Bồ Tát cùng với tín đồ, cũng như giữa gia tiên cùng với con cháu.
Tâm linh của chư Phật, chư Bồ tát liền cảm ứng với tâm linh của tín đồ. Cũng như tâm linh của gia tiên liền giao tình với tâm linh của con cháu qua vật thể biểu tượng nơi bàn thờ qua sự nguyện cầu.
Bàn thơ nếu như không có để làm chỗ trợ duyên đới chất. Thì nhất định tâm linh của gia tiên không thể giao cảm với tâm linh của con cháu. Hay những người có tín đồ cầu nguyện, không có bàn thờ Phật để làm biểu tượng trợ duyên thì sự linh thiêng của chư Phật, Bồ Tát trong mươi phương khó có thể cảm ứng đến với người cầu nguyện.
Và đặc biệt trên bàn thờ, chúng ta không thể không đốt hương, đốt đèn, cắm hoa tươi…Bởi đó là những vật thể biểu tượng được ý sống và nghĩa sống, làm tang thêm sự uy nghiêm, tôn kính, linh động đối với Chư Phật, chư Tổ hoặc đối với gia tiên qua sự linh ứng của biểu trưng này. Trên bàn thờ, những hình tượng, những nén hương, những đôi nến, những cành hoa tươi… đều là những gạch nối giao cảm quan trọng giữa tâm linh của gia tiên, của chư Phật mười phương cùng với tâm linh của đệ tử, con cháu.
Các loại bàn thờ?
Bàn thờ gia tiên
Theo quan niệm của người Việt, con người coi phần hồn và phần xác sau khi chết đi, linh hồn sẽ tách khỏi thể xác. Sự tin tưởng vào linh hồn bất diệt và sống trong thế giới u minh. Hay cõi âm là một tin tưởng có nguồn gốc sâu xa và rất phổ quát trong hầu hết các dân tộc tiền sử. Tục thờ linh hồn người chết có từ rất sớm và tạo nên bản sắc tín ngưỡng truyền thống Việt Nam. Qua thời gian, tục này có thay đổi nhưng trên cơ sở tin tưởng vào sự bất tử của linh hồn gia tiên thì vẫn không suy chuyển.
Theo truyền thống của người Việt thì gia đình nào cũng có bàn thờ để thờ cúng gia tiên, ông bà. Thờ cúng gia tiên là một nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có ba hoặc năm gian trong đó gian giữa được coi là quan trọng nhất. Là trung tâm của ngôi nhà. Những việc quan trong như: thờ phụng, tiếp khách, sinh hoạt…. đều diễn ra ở gian này. Gian giữa lại luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hòa đồng.
Vì vậy, bàn thờ gia tiên là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính gian giữa ngôi nhà. Bởi vậy, gia chủ không được kê giường ngủ đối diện bàn thờ.
Bàn thờ có được thiết kế như thế nào thì nhất thiết nó luôn phải ở vị trí trang trọng. Ngoài ra, độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với gia tiên.
Kiến trúc nhà ở nông thôn ít biến đổi, nên kiểu bàn thờ truyền thống vẫn giữ được những đặc trưng và đặt ở vị trí theo đúng phong thủy trong ngôi nhà. Nhưng đối với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nội thất hiện đại. Thì cách bố trí và các đồ thờ cúng cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với toàn cảnh ngôi nhà mà vẫn giữ được sự tôn nghiêm.
Nên đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời không có các phòng ốc khác đè lên. Phía trước bàn thờ gia tiên là các gian trang trọng. Phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho. Như vậy, bàn thờ gia tiên đặt tại tầng trên cùng sẽ đạt được các tiêu chí này.
Bàn thờ gia tiên của người Việt cũng phần lớn là đặt ở hướng nam. Hàm ý con cháu tôn vinh gia tiên là những bậc hiền tài theo tinh thần Thánh nhân ngồi ngoảnh mặt hướng nam mà nghe thiên hạ tâu bày.
Tùy quy mô ngôi nhà và cũng tùy mức sống chủ nhà mà bàn thờ có kích thước và hình thức khác nhau.
Bàn thờ Phật
Đối với đạo Phật, trong quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam. Thờ Phật là muốn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài. Cái hương từ bi của Ngài chứ không phải mục đích cầu hạnh Ngài để mua may bán đắt, ban phước, trừ họa,….
Bàn thờ Phật đẹp
Đối với bàn thờ Phật vị trí càng trang nghiêm càng tốt. Điều này thể hiện tâm thành kính của ta. Tâm có thành thì mới linh ứng. Nhiều nhà quá nhỏ hẹp, không có chỗ nào riêng biệt trang nghiêm họ lập bàn thờ ngày phong ăn, phòng khách, phòng học, thậm chí nhiều người không có bàn họ để dưới đất thờ cũng được. Đây là vì hoàn cảnh eo hẹp chứ không phải bất kính.
Còn nhà cao cửa rộng, có nhiều chỗ trang nghiêm, sáng sủa mà mình lại đặt bàn thờ Phật chỗ tối tăm, heo hút, ồn ào… thì không nên, vì sẽ mất đi sự cung kính.
Bàn thờ Phật nên tìm chỗ thanh tịnh nhất, trang nghiêm nhất, sáng sủa nhất. Tượng Phật luôn hướng ra ngoài sáng, nếu thuận theo hướng nhà thì càng hay. Hoặc ít ra phải có ánh sáng tự nhiên chiếu vào bàn thờ mới tốt. Không nên bài trí tượng Phật quay vào bóng tối.
Thông thường, bàn thờ Phật được tôn trí ở giữa nhà hoặc nơi trang trọng nhất trong nhà. Nếu nhà nhiều tầng thì tốt nhất bàn thờ Phật được đặt ở tầng thượng. Có thể thờ Phật ở trước, thờ gia tiên ở phía sau hoặc thờ Phật ở bên trên, bàn thờ gia tiên bên dưới. Đây là cách thức thờ Phật phổ biến tại nhà riêng.
Không nên đặt thêm những gì không phải là vật thờ cúng lên trên bàn thờ Phật. Hàng ngày phải thay nước mới, lau chùi, giữ gìn cho bàn thờ Phật sạch sẽ. Lư hương nên chăm sóc lấy bỏ bớt chân nhang, đừng để quá nhiều. Nên tránh dùng hoa giả.
Việc tôn trí bàn thờ Phật phải trang trọng, sạch sẽ và dễ nhìn thấy nhất. Khi đã thờ Phật thì bàn thờ Phật phải sạch sẽ, đốt nhang cúng Phật hàng ngày. Đặc biệt trong những ngày 14, rằm, và ngày 30, mồng 1, cũng các ngày lễ vía trong năm thì phải chưng dọn hoa quả, nhang đèn cúng Phật. Đồng thời tất cả mọi người trong nhà hàng ngày trông thấy Phật, nhớ nghĩ đức hạnh cao cả của Ngài mà lo chỉnh đốn, tủ sửa. Như thế mới xứng đáng với danh nghĩa một gia đình có thờ Phật.
Bàn thờ Thần Tài
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình. Nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình làm nghề kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài. Việc thờ Thần Tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần Tài vào các Thần bản gia như Thổ Địa, Táo Quân.
Những cơ sở kinh doanh các ngành nghê đều có bàn thờ Thần Tài. Họ lập bàn thờ Thần Tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng hoa quả thường xuyên. Cúng nước mỗi sáng mỗi chiều đều đốt nhang khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho họ làm ăn phát tài.
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cần cho tất cả những người làm ăn, kinh doanh
Khi đặt bàn thờ Thần Tài không được hướng mặt vào phòng vệ sinh hoặc bếp. Không được đặt bàn thờ Thần Tài sát cửa hoặc đặt ở phía trên thanh ngang cửa, vì chổ đó có người qua lại, không tụ khí. Thần Tài – Thổ Địa là một cặp 2 vị thần được thờ trong một tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thờ bàn thờ Thần Tài đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, dựa vách tường, tạo sự vững chắc. Tuy đặt bàn thờ dưới đất, nhưng các vị chuông sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ bàn thờ Thần Tài, nên giữ cho các vị sạch sẽ, thường xuyên lau khô, xịt nước thơm. Cũng không nên để hoa, lá heo úa tên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khan.
Bàn thờ Táo Quân
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Quan niệm xưa, Thần Táo cai quản việc bếp núc, công việc chủ yếu của Táo Quân là thay trời giám sát việc thiện, ác tại mỗi gia đình, hang năm vào dịp 23 tháng chạp ông Táo về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc. Ngoài ra Táo Quân còn là Thần hộ trạch giữ nhà, không cho tà ma vào nhà gây rối cho gia đình.
Đặt bàn thờ Tào Quân thường là ở bên trên bếp nấu,. Nên đặt ban thờ Táo Quân hướng Nam vì rằng ông Táo thuộc mệnh Hỏa. Đối với những nhà có thờ Táo quân người ta thường tế Táo vào cuối năm. Trong lễ tế Táo có rượu, đường. Rượu để Táo Quân uông say để Táo quân báo cáo không tỉ mỉ những sai sót của gia đình. Có nhà thì cúng bánh trôi, cá chép. Ở Việt Nam thì ngày 23 tháng chạp cúng cá chép đưa ông Táo về trời, là điều hay vì ở nước ta có nhiều truyền thuyết cá chép hóa rồng.
Bàn thờ Thiên
Ngoài bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài, bàn thờ Phật, có một loại bàn thờ nữa là bàn thờ Thiên. Nếu có dịp ra ngoại ô thành phố hay về các vùng quê, vào thăm một gia đình nông dân. Thường thấy trước sân nhà hoặc ngay trước hiên nhà một bàn thờ nhỏ nhỏ, đơn sơ, không cầu kỳ. Người dân gọi là bàn thờ Thiên.
Bàn thờ thiên thường được đặt ngoài trời
Bàn thờ Thiên và nghi thức tế trời của người dân mang đậm tính mộc mạc, giản dị, chân thành của đất phương Nam. Bàn thờ Thiên không chỉ đơn thuần tương giao với đất trời mà thể hiện việt người dân gần gũi với đất với trời. Thờ kính trời như một đấng tối cao, giãy bày tâm hồn mến tin nơi trời, phó thác cuộc sống riêng tư và gia đình nơi trời hằng quan tâm đến cuộc sống của người dân. Nhờ trời mưa gió thuận hòa.
Nơi đặt bàn thờ
Việc lập bàn thờ ở vị trí nào trong nhà cho phù hợp ý nghĩa mà vẫn có thẩm mỹ là điều rất quan trọng. Kiến trúc hiện nay đa phần thiên về việc tạo không gian sống tiện ích. Trong khi chỗ lập bàn thờ lại thường khó dung hợp với khung cảnh sinh hoạt tại gia. Nhiều gia đình dành hẳn một căn phòng làm nơi thờ cúng. Nhưng cũng có khá nhiều người lại muốn đặt bàn thờ ở phòng khách để dễ dàng hơn trong việc tưởng nhớ người thân.
Đặt bàn thờ vào giữa ngôi nhà tạo thành một không gian mở, có thể gần giếng trời, gần sân vườn, những vị trí trang trọng và nghiêm túc. Khu vực đặt bàn thờ không nhất thiết phải rộng, chỉ vừa đủ để bài trí theo tín ngưỡng riêng.
Trong trường hợp nhà quá chật hoặc muốn đặt bàn thờ trong phòng khách thì sự kết hợp này cần có những vật dụng, những họa tiết trang trí hài hòa. Trang thờ trên cao cũng là cách giản đơn nhưng nên thiết kế tương thích, có đường nét, chứ không chỉ là tấm đan phẳng lì. Có thể kéo tấm màn che không gian bàn thờ lại hoặc đặt đóng tủ chuyên dùng. Phía trên cũng có thể bài trí bàn thờ, dưới để tivi, vật trưng bày…. Cũng có thể sử dụng tủ cửa lùa đặt ở góc phòng khách, khi không hành lễ có thể kéo cửa lại.
Nếu diện tích sử dụng không cho phép, hãy chọn phòng trên cùng, dưới mái. Ở đó, có thể bài trí tùy ý theo tín ngưỡng. Vị trí cao thì trang trọng, thấp thì có cảm giác ấm cúng và gắn bó.
Theo quan niệm của người xưa, bàn thờ thường phải đặt ở gian giữa. Tuy nhiên ngày nay, việc đặt bàn thờ ở giữa nhà không còn phù hợp với phong thủy vì hương khói nghi ngút sẽ ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, việc đưa phòng thờ lên tầng trên cùng là hợp lý và trang nghiêm nhất.
Nhưng cũng tùy điều kiện từng gia đình mà chọn bàn thờ cho phù hợp. Những gia đình có diện tích nhà ở rộng, một tầng dành riêng để làm gian thờ, có thể chọn mua tủ thờ. Nếu diện tích tương đối nhỏ, bạn nên chọn mua bàn thờ. Bàn thờ đa dạng và phong phúc hơn tủ thờ.
Ánh sáng góp phần quan trọng vào sự tĩnh tại của phòng thờ. Nên sử dụng nguồn sáng tự nhiên. Không dùng đèn có ánh sáng trắng. Đèn màu vàng ấm áp sát tường sẽ gây hiệu ứng tốt, nhưng hay nhất vẫn là đèn cầy. Hình thức, kiểu dáng đèn cũng cần phù hợp với không gian.
Ngoài ra, bàn thờ gia tiên không nên đặt ở trung tâm nhà vì sợ hung dữ. Vị trí này có thể dành cho bàn thờ Phật. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong một gian phòng. Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
Thờ thần linh tốt nhất nên đặt trên tủ thờ hoặc có bàn chắc chắn. Bàn thờ nên đón ánh sáng, không nên tựa vào cửa sổ, hoặc chỗ ánh sáng chiếu đến.
Bàn thờ không nên đặt ở chỗ chật hẹp, hoặc đối diện quá gần tường. Chỗ dựa sau lưng nhất định cần ổn định. Không nên thường xuyên đông mạnh hoặc có gì đó khua khoắng, tốt nhất là dựa tường.
Bàn thờ không nên hướng ra cửa phòng, không nên đối diện nhà vệ sinh, bếp. Không nên lưng tựa giường ngủ, bếp nhà vệ sinh, không nên đặt tượng trong phòng ngủ. Nguyên nhân vì các nơi đó thường phán tán các khi không trong sạch, như thế là bất kính đối với Thần Phật.
Lưng tượng Phật cũng không nên tựa phòng bếp, hoặc đặt trong phòng bếp. Bởi các vị Bồ tát thường ăn chay nên như thế sẽ làm ô uế đến các vị. Riêng Táo Quân thì nên đặt tại nơi bếp nấu.
Bàn thờ đại kỵ vô căn tức là treo cách ly khỏi mặt đất. Không thể đặt trên cửa lớn. Bởi cửa lớn là nơi qua lại nếu đặt bàn thờ chỗ đó khí tất động liên tục khiến Thần Linh không yên vị được
Trang trí bàn thờ nên nghiêm trang giản dị, sạch sẽ, không nên cẩu thả đặt các vật linh tinh lên
Bàn thờ nên thường xuyên giữ cho sạch sẽ, nên dọn mỗi ngày, nên cúng trà, hoa tươi, quả. Vì thắp hương mỗi ngày nên dễ phát sinh ô uế, sẽ sinh tạp khí, nên phải dọn dẹp thường xuyên.
Vấn đề cao thấp, rộng hẹp của bàn thờ thì phải nghiên cứu sâu. Tuy nhiên bàn thờ nên cao hơn đầu người sao cho mình không nhìn thẳng được vào mắt tượng.
Nếu đồng thời thờ gia tiên và thần linh thì bàn thờ nên chia làm 3 cấp. Trên cao nhất thờ Thần, tiếp là gia tiên, dưới thờ Thổ Địa. Kỵ nhất gia tiên và thần linh bằng nhau
Quan đế, Thổ đại , Thần tài nên quay mặt ra cửa lớn, đó là truyền thống từ xưa. Bồ Tát thờ tại nhà ở hoặc chổ buôn bán quay ra cửa lớn thì tác dụng lại không lớn lắm.
Thờ Quan Thế Âm Bồ Tát thì có tam bất hướng, không hướng về nhà vệ sinh, cửa phòng, bàn ăn. Không nên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Quan Đế cùng một chổ. Quan Thế Âm Bồ Tát là luôn từ bi, không sát sinh. Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ nên cúng hương hoa, quả hoặc trà xanh.
Bàn thờ kỵ đặt dưới xà ngang, mọi việc sẽ khó yên, hay gãy đổ
Bàn thờ không nên đối diện bể cá, vì hương đốt thuộc hỏa, bể cả thuộc thủy tạo thành thủy hỏa tương xung.
Bàn thờ không nên đặt bên cạnh máy lạnh, như thế là thủy hỏa tương xung.
Không nên đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc (Quỷ môn ) và Tây Nam (Âm Môn)
Vị trí đặt bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên
Đặt bàn thờ ở nhà truyền thống
Trong một ngôi nhà truyền thống, bàn thờ cố định thường đặt tại Trung Cung – khu vực trung tâm của ngôi nhà. Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách. Là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh.
Bố trí bàn thờ trong nhà ở hiện đại
Còn nhà ở hiện đại với diện tích và cấu trúc không gian khác xưa. Điều kiện sống và quan niệm trong sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi. Cách bố trí bàn thờ trở nên đa dạng hơn và cũng có nhiều vấn đề ưu tư hơn.
Nhà phố hiện nay phổ biến cách đặt phòng thờ trên tầng thượng vừa thoáng khí vừa có khoảng rộng sân thượng để tập trung nhiều người vào các dịp giỗ tết, giảm các va chạm sinh hoạt hàng ngày.
Nhưng cũng có một số gia đình hiện nay không muốn, đưa bàn thờ lên tầng cao. Vì khó khăn cho người lớn tuổi khi chăm lo hương khói, quét dọn bàn thờ, và đặt lên cao quá sẽ có cảm giác xa cách.
Bàn thờ trong nhà chung cư
Đối với nhà ở chung cư, hiện nay người ta thường gắn bàn thờ liền với không gian phòng khách.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Đối với bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất. Theo tín ngưỡng dân gian thì như vậy sẽ nghinh tiếp Thần Tài được trực tiếp hơn.
Vị trí đặt bàn thờ Thiên
Bàn thờ Thiên thì hầu như là lộ thiên hoàn toàn, có thể từ đơn giản là một bệ đá đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái. Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên. Cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm một nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt.
Cây hương cũng là một dạng bàn thờ thiên được sử dụng phổ biến
Nguyên tắc đặt bàn thờ
Người Á Đông chúng ta, hầu hết mỗi gia đình đều có một bàn thờ thờ cúng. Đối với kiến trúc hiện đại cũng luôn phải dành một không gian hợp lý cho bàn thờ. Bởi đó là một góc tâm linh của người Việt. Bố trí, sắp đặt cũng như chăm chút bàn thờ vừa là để mọi người thể hiện lòng hiếu kính và tưởng nhớ đến ông bà gia tiên, Phật, Thánh… Vì vậy vị trí đặt bàn thờ rất quan trọng và phải tuân theo một số các nguyên tắc cơ bản dành cho bàn thờ. Cần chú ý một số nguyên tắc để đặt bàn thờ đúng chuẩn nhất
Nguyên tắc 1: Nhất vị, nhị hướng
Vị trí đặt bàn thờ phải là vị trí có điểm tựa vững chãi. Tốt nhất là nên có một phòng riêng gọi là phòng thờ. Nếu không có thể bố trí trong phòng sinh hoạt, phòng khách, không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp. Bàn thờ cần yên tĩnh, không cần động, nên không đặt gần các nút giao thông trong nhà. Không đặt chân cầu thang, không đặt phía trên cửa sổ. Sau lưng bàn thờ không bố trí cửa sổ, dưới gầm không bố trí cửa sổ hay cửa ra vào. Bàn thờ không đặt thẳng cửa chính, cửa sổ khiến gió thổi xộc vào. Nếu phạm phải có bình phong chắn gió…
Vị ở đây chính là khi bàn thờ được đặt tại các cát cung của thuật định vị Cửu Cung Thần Sát như: âm quý nhân, dương quý nhân, Thiên Lộc, Thiên Mã. Trong đó Âm quý nhân là vị trí đặt bàn thờ đại cát khánh. Tiếp theo là Dương Quý, sau đó là Lộc vị thứ nữa mới đến 16 cùng huyền không trạch vân.
Hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt bàn thờ. Hay còn gọi là hướng ngược lại với người đứng thắp hương. Hướng của bàn thờ theo bát trạch nên bố trí tại tứ cát: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc sạch sẽ
Bàn thờ là nơi ngự trị của Phật, Thánh và các bậc tiền nhân trong gia đình. Vì thế nó thường đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà, trừ bàn thờ Thần Tài. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Chổi quét hoặc khan lau bàn thờ được dung riêng. Nước lau bàn thờ thường được dung từ nguồn nước sạch sẽ, cẩn thận hơn nên dung nước mưa hay nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.
Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ký ức tình cảm giữa các thế hệ. Chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà gia tiên, Phật,… mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi người.
Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thương xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương. Điều này có tác dụng tốt hơn treo đèn chùm trong đại sảnh.
Nguyên tắc 3: Không nên khi đặt bàn thờ vị trí nào?
Bàn thờ không được nhìn thẳng vào của phòng vệ sinh
Phía trên bàn thờ không được bố trí phòng vệ sinh
Bàn thờ không được dựa lưng vào phòng vệ sinh hay bếp đun
Bàn thờ không được đặt trong phòng ngủ đặc biệt là phòng của vợ chồng
Bàn thờ không đặt ở phần đất lấn chiếm khoảng không
Bàn thờ không đặt ở chỗ có đường đi lại
Bàn thờ không kê dưới tầng phía trên là giường, bàn ghế, tủ quần áo phụ nữ
Bàn thờ không đối diện trực tiếp với cầu thang, càng không nên nằm dưới chân cầu thang
Bàn thờ không được để tối, đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương
Khi cúng vái trước bàn thờ cần lưu ý điều gì?
Đứng trước bàn thờ phải có lòng thành kính đối với bậc trên trước mà mình cúng bái.
Phải trang nghiêm, thanh tịnh trong lúc cúng tế trước bàn thờ
Trên bàn thờ khi cúng phải có ba bát cơm, ba chén nước thanh khiết và ba đôi đũa hoặc ba muỗng nĩa cùng với hương đèn, hoa quả…
Đó là điều kiện cần thiết trong khi cúng. Còn các thức khác thêm bớt là tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình.
Trước bàn thờ khi cúng vái, tất cả con cháu trong gia đình đều phải quỳ xuống, im lặng, chắp tay hướng về bàn thờ gia tiên, thánh hiền …. Bày tỏ lòng chí thành.
Đây là một tong những đô thờ cúng là một nét đẹp truyền thống của văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Ngoài ra trong bài viết ĐỒ THỜ CÚNG BẰNG ĐÁ sẽ cung cấp thêm thông tin khái quát về các loại đồ thờ cũng khác giúp bạn biết được một bộ đồ thở cúng cần những gì. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo “Ngay Tại Đây“