Tứ Linh LONG LÂN QUY PHỤNG

Tứ linh gồm Long, Lân, Quy, Phụng được dân gian bắt nguồn từ bốn linh thần gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời. Chúng mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất theo quan niệm của người xưa (lửa, nước, đất và gió)

Tứ Linh LONG LÂN QUY PHỤNG

Ý nghĩa hình tượng RỒNG trong tứ linh

Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh, là vua của loài có vảy, có tài biến hóa, làm tối được, làm sáng được, làm lớn được, làm nhỏ được, nhằm tiết xuân phân thì lên trời, nhằm tiết thu phân thì xuống biển hay xuống đất. Kinh Phật nói: “Long thường tại định, vô hữu bất định thì.” Nghĩa là: Rồng thường ở vào thiền định, không có lúc nào chẳng thiền định.

Rồng đá
Rồng đá

Cấu tạo cơ thể của Rồng:

  • Thân của rắn
  • Vẩy cá chép (81 vảy dương và 36 vảy âm)
  • Đầu lạc đà
  • Sừng hươu
  • Mắt tôm hùm
  • Bụng của con giao
  • Gan bàn chân của hổ
  • Vuốt của chim ưng
  • Mũi, Bờm, Đuôi của sư tử

Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng. Tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh… Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.

Kỳ Lân đá
Kỳ Lân đá

Ý nghĩa hình tượng LÂN trong tứ linh

Lân hay kỳ lân, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa. Lân cũng tượng trưng cho những gì là lộc phúc, may mắn, thịnh vượng. Lân có dung mạo kỳ dị là một hình tượng nghệ thuật được thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa trong đó một sức mạnh tâm linh lớn lao.

Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương.

Ý nghĩa hình tượng QUY trong tứ linh

Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh. Quy là vật hợp bởi cả âm lẫn dương: bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), mai khum tượng trưng cho trời (dương). Hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt.

Ý nghĩa hình tượng PHỤNG trong tứ linh

Phụng là tên con trống, con mái gọi là Loan. Phụng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công… Các bộ phận của phụng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phụng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phụng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà. Phụng tương ứng với Chu Tước

Thỉnh tượng Tứ linh Long Lân Quy Phụng ở đâu tốt nhất

Đá mỹ nghệ Thành Đô hiện là cơ sở điêu khắc tiêu biểu, nổi bật nhất của làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng. Với đội ngũ nghệ nhân lành nghề, tâm huyết, cùng sự uy tínchuyên nghiệp, đá mỹ nghệ Thành Đô tự tin đem lại cho quý khách sự hài lòng nhất.

Hãy cùng chiêm ngưỡng những mẫu tượng bằng đá đẹp nhất và trải nghiệm những tiện ích tối ưu của đá mỹ nghệ Thành Đô. Chúng tôi có:

  • Nhận đặt hàng theo yêu cầu ( kích thước, mẫu mã).
  • Chất lượng sản phẩm tốt nhất.
  • Giá cả rẻ nhất thị trường.
  • Vận chuyển nhanh chóng, an toàn.
  • Lắp đặt tận nơi, miễn phí.

Liên hệ: Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Thành Đô

  • Xưởng sản xuất: Lô 35 -36 Đường Quán Khái 12, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.
  • Trưng bày: 135 -137 Huyền Trân Công Chúa , Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 090 469 7999

Hoặc điền thông tin và gửi đi ở mẫu Form Liên Hệ bên dưới, chúng tôi sẽ trả lới sớm nhất.

    Tham khảo thêm các mẫu tượng linh vật phong thủy tại danh mục sản phẩm Động Vật – Linh Vật. Nếu bạn muốn thỉnh tượng Phật bằng đá chất lượng tốt nhất, hãy GỌI NGAY: 0904697999 đảm bảo bạn sẽ hài lòng 100%. Còn gì thắc mắc, xin hãy để lại tin nhắn, chúng tôi sẽ trả lời ngay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.