Khuyến mãi đặc biệt khi thỉnh tượng phật - đá mỹ nghệ Thành Đô

Hiển thị 1–24 của 26 kết quả

Ngày nay, số lượng người đi chùa cầu bình an đang ngày càng tăng lên. Điều này cho thấy, số lượng Phật tử đang tìm đến sự thanh tịnh và được nhận sự phù hộ độ trì của Phật đang ngày càng nhiều. Khi đến những ngôi chùa, bạn có từng để ý đến hình ảnh những vị thần hộ pháp đứng 2 bên chưa? Chắc hẳn điều này sẽ gây ra những tò mò đối với nhiều người. Vậy nguồn gốc của tượng Hộ Pháp và ý nghĩa của các vị thần này là gì?

Thỉnh Tượng Tiêu Diện Hộ Pháp Ở Đâu Chất Lượng và Đảm Bảo?

Nếu bạn là người tinh ý và luôn quan tâm tới những chi tiết, thì đến với bất cứ ngôi chùa nào cũng thấy trước chính điện của chùa có sự góp mặt của 2 vị thần Hộ Pháp. Hai ông với những dáng vẻ và thần thái khác nhau thể hiện những ý nghĩa riêng.

Thỉnh tượng Hộ Pháp đẹp, chất lượng tại Đá Mỹ Nghệ Thành Đô

Do đó, nếu các quý thầy, quý Phật tử muốn thỉnh tượng Hộ Pháp về để thờ cúng mà không biết tìm địa chỉ ở đâu. Đá mỹ nghệ Thành Đô chính là nơi cung cấp tượng Phật bằng đá với nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng đảm bảo cho khách hàng. Đến với Đá mỹ nghệ Thành Đô, chúng tôi cam kết:

– Được tư vấn tượng phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như vị trí đặt tượng

– Được báo giá cụ thể trọn gói cho các khách hàng trước khi đưa ra quyết định

– Tượng chất liệu đá nguyên khối 100%, không rạn nứt, chắp vá

– Tượng tiêu diện hộ pháp đá được chế tác theo mẫu khách yêu cầu

– Giao hàng cũng như vận chuyển và lắp đặt tượng đá toàn quốc kèm quốc tế

– Đội ngũ người thợ tay nghề cao và có tâm huyết với nghề chế tác

Tìm hiểu về tượng Hộ Pháp

1. Tượng Hộ Pháp là ai?

Tại hầu hết những ngôi chùa hiện còn tồn tại ở Việt Nam, hình ảnh tượng Đức Hộ Pháp đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Ngay từ cổng chùa, các bạn đã bắt gặp những vị thần này. Ngoài ra, tại một số ngôi chùa 2 vị thần này được đặt ở 2 bên của thư viện, trông giữ kinh sách hay đại hùng bảo điện.

Tượng Hộ Pháp thường được trưng bày trước cổng đình, chùa

Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, nơi thờ cúng sẽ có những vị thần Hộ Pháp riêng, có tính tâm linh của quốc gia, dân tộc đó. Trong kinh Phật có ghi lại rằng, vị thần Hộ Pháp được gọi chung là vi đà tôn thiên Bồ Tát, vi đà Hộ Pháp,…Bát kỳ ai khi đã tiếp nhận được Phật pháp đều trở thành hộ pháp đắc lực của nhà Phật.

Tại Việt Nam, một số người có thể đi đền chùa với mục đích cúng bái, cầu xin thần phật. Tuy nhiên, lại có những người đến nơi đây để ngắm cảnh, được hưởng trọn những giây phút thư thái tâm hồn, có được sự bình yên, nhẹ nhõm.

Dù bạn đến chùa với mục đích nào, việc gặp phải 2 bức tượng tại cổng chùa là điều chắc chắn. Mỗi bức tượng sẽ mang một khuôn mặt khác nhau, 1 hiền lành và 1 dữ tợn. Đây được biết đến là 2 vị thần Hộ Pháp mang trong mình trang phục áo giáp với một tay cầm binh khí, tay còn lại cầm ngọc.

Trong dân gian, con người thường gọi 2 vị thần này với cái tên ông Thiện và ông Ác, tức khuyến Thiện và trừng Ác. Tại bất kể vùng quê nào đều có những công trình chùa chiền quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nơi đây được biết đến là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt.

2. Ý nghĩa của tượng Hộ Pháp 

Như chúng ta đã biết, 2 vị thần Hộ Pháp thường được bài trí tại 2 bên cổng của chùa với hình ảnh và trang phục không giống nhau. Do đó, việc bài trí này cũng ảnh hưởng đôi chút đến ý nghĩa tượng Hộ Pháp.

Ý nghĩa của thần Hộ Pháp chính là tiêu diệt cái ác để lấy lại công bằng

Hai vị thần này được tượng trưng cho những điều tốt đẹp là khuyến khích làm việc thiện và đấu tranh trừng trị những điều ác trong mỗi con người và cuộc sống. Ngoài ra, trang phục tượng Hộ Pháp còn mang đến ý nghĩa về mặt giáo dục.

Trong số đó, chúng ta sẽ không thể bỏ qua hình ảnh tượng Hộ Pháp Bồ Tát Vi Đà trong trang phục áo giáp sắt, một tay chống nạnh, 1 tay cầm gươm báu thể hiện sự dũng mãnh, oai nghi của vị tướng uy quyền. Từ chính hình ảnh này, Đạo phật muốn giáo dục con người khi tìm ra chân lý, biết trì pháp sẽ giúp ý chí kiên cường, luôn đứng vững trước những sóng gió cuộc đời.

Đối với hình ảnh gươm báu, chúng ta sẽ liên tưởng đến trí tuệ, sẵn sàng vứt bỏ đi những phiền lão để tâm được an lạc. Có thể nói, những bức tượng Phật sẽ mang tới ý nghĩa giáo dục riêng. Cùng với đó, luôn hướng con người phàm tục đến những giá trị chân – thiện – mỹ của cuộc sống. Đối với những vị thần Hộ Pháp, điều mà các Ngài muốn nhắn nhủ và nhân rộng ra chính là làm việc thiện, trừng trị cái ác.

3. Một số tượng hộ pháp bằng đá đẹp

Hiện nay, ông Thiện và ông Ác là hai hình tượng đã quá quen thuộc với con người. Ngoài ra, 2 vị Thần này đại diện cho phương diện hóa độ của Chư Phật, Bồ Tát cũng có sự khác nhau so với trình độ của chúng sinh.

Có người cử chỉ hiền hòa, nói lời yêu thương, dễ mến khiến chúng sanh thán phục. Có những người ngang bướng, phải răn đe bằng cái ác thì họ mới chuyển hóa được. Dưới đây là mẫu tượng Hộ Pháp đẹp nên trưng diện.

Tượng Hộ Pháp Vi Đà

Đối với tượng Hộ Pháp Vi Đà được biết đến là thiên thần Thất Kiện Đà thuộc Ấn Độ giáo. Đây chính là con trai của Hộ pháp Phật giáo Đại Tự Tại Thiên. Tiếp đến, Ngài đã trở thành Hộ pháp của Phật giáo.

Tượng Hộ Pháp Vi Diện bằng đá

Trương truyền rằng, sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt, chư Thiên và Đại chúng đã bàn nhậu hỏa thiêu di thể, lấy xá lợi để thờ trong tháp. Trong đó, Đế Thích Thiên đã cầm bình Thất bảo đến xin Xá lợi sau khi được sự đồng ý của Đức Phật.

Tuy nhiên, quỷ La Sát nấp về người Đế Thích đã lợi dụng lúc Ngài không quan sát để lấy trộm răng Phật. Vi Đà Tôn Thi trông thấy đã liền đuổi theo, bắt được quỷ La Sát trong nháy mắt và tống vào ngục. Điều này được các Chư Thiên khen ngợi.

Từ đó, hình ảnh Hộ Pháp Vi Đà được thờ cúng tại linh tháp để trông coi Xá lợi, bảo vệ Phật pháp. Đại nguyện của Vi Đà chính là bảo vệ Tam Bảo gồm Phật, Pháp và Tăng. Do đó, tại các ngôi chùa, Vi Đà Hộ Pháp sẽ được đặt bên phải, mình mang võ phục, tướng mày sáng lạn, thân thể vạm vỡ và cầm Pháp khí bảo vệ Đạo pháp.

Tượng hộ pháp Tiêu Diện Đại Sĩ

Tiêu Diện Đại Sĩ hay còn được biết đến với cái tên là Tiêu Diện Đại Qủy Vương. Đây là vị Bồ tát chuyên hàng yêu phục ma và được biết đến là hóa thân của Bồ tát Quan Thế Âm trong hình tướng nam. Điều này thể hiện ý nghĩa dùng cái ác để chế ngự cái ác.

Tượng Hộ Pháp Tiêu Diện làm bằng đá tự nhiên

Hình tượng Tiêu Diện Đại Sĩ được mô tả với dáng điệu oai nghiêm, mặc trang phục võ tướng có nhiều màu sắc sặc sỡ. Một bên tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh hoặc cầm chuông.

Khuôn mặt của Tiêu Diện Đại Sư có sự quái dị, hung dữ với hình ảnh 3 chiếc sừng nhọn trên phần đầu và trán. Hai mắt lồi to dữ tợn, trợn ngược, miệng rộng nhe răng anh lởm chởm. Đặc biệt, bạn có thể nhận ra vị thần Hộ pháp này với cái lưỡi cong thè tới ngực.

Chiếc lưỡi được biết đến là hình ảnh tượng trưng cho uy quyền, đặc trưng nhất chỉ có ở ông Tiêu Diện. Trong một thế giới bóng tối với đầy rẫy những ma quỷ, Tiêu Diện Đại Sĩ xuất hiện với khuôn mặt hung tợn, điều này sẽ giúp xua đuổi tà ma chạy về phía ánh sáng. Nơi đây, ma quỷ sẽ được Phật cảm hóa và cứu độ.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau khám phá về tượng Hộ Pháp đẹp và ý nghĩa của những vị thần này trong cuộc sống. Mong rằng, những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các mẫu tượng trong chùa. Nếu các bạn đang muốn tìm mua sản phầm này thì hãy tham khảo TƯƠNG PHẬT THÀNH ĐÔ nhé