DANH HIỆU TƯỢNG PHẬT THÍCH CA Đức Phật Thích Ca hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, là tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. “Thích Ca Mâu Ni” được dịch từ “Sakyamuni” trong tiếng Phạn. “Sakya” được dịch nghĩa là “Thích Ca” – đây là tên của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. “Muni” được dịch thành chữ “Mâu Ni” có nghĩa là giàu lòng nhân từ – Năng Nhân, rất giỏi chịu đựng – Năng Nhẫn, biết cách nhường nhịn – Năng Nhu, biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh – Năng Tịnh. Tóm lại “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ Thích Ca, Danh hiệu này để tôn xưng tên thật của Ngài là Cồ Đàm Tất Đạt Đa.
Đức Phật Thích Ca có nhiều tôn hiệu khác nhau, được xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng sinh: – Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi bằng các tên “Phật Đà” hay “Phù Đồ”, “Phật” trong tiếng Phạn là “Buddha” có nghĩa là “Giác” (giác ngộ): “Người Giác” (người đã giác ngộ), “Người Trí” (người tinh thông mọi đạo lý). Chữ “Giác” có 3 nghĩa: một là “Tự giác” (tự giác ngộ cho bản thân mình); hai là “Giác tha” (giúp cho chúng sinh giác ngộ); ba là “Giác hạnh viên mãn” (tu hành viên mãn hết mức và trở thành Phật) – đây là ngôi vị cao nhất trong tu hành Phật giáo. Theo Phật giáo, chỉ có Phật (người giác) mới có đầy đủ ba bậc, tức là ở bậc cao nhất còn các vị Bồ Tát thì thiếu một bậc ( thấp hơn một bậc), các vị La Hán thì thiếu hai bậc ( thấp hơn hai bậc), phàm phu tục tử còn thiếu cả ba bậc ( ở bậc thấp nhất). – “Thế Tôn” cũng là một tôn hiệu rất hay được dùng để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Thế Tôn” là cái tên được dùng trong đạo Bà La Môn để gọi những vị trưởng giả. Tăng sĩ và tín đồ Phật giáo sau này cũng dùng cái tên này để tỏ lòng cung kính Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo coi Thích Ca Mâu Ni là người đức hạnh vẹn toàn, công đức đầy đủ, có thể làm lợi cho thế gian, muôn loài đều tôn kính, cho nên gọi là “Thế Tôn”. – “Như Lai” cũng là tôn hiệu thường dùng nhất để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Như Lai” được dịch từ “Tathagata” trong tiếng Phạn. “Như” , còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái “chân lý tuyệt đối”, “chân tướng của sự thật”, “bản thể của vũ trụ vạn hữu”. “Lai” nghĩa là đến. “Như Lai” là những người đến bằng con đường chân thực, những người đã hiểu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”. Từ “Như Lai” với nghĩa rộng để chỉ tất cả các vị Phật, như Phật A Di Đà Như Lai,Dược Sư Như Lai,v.v…
Liên hệ đặt tượng: Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Thành Đô
- Xưởng sản xuất: Lô 35 -36 Đường Quán Khái 12, Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.
- Trưng bày: 135 -137 Huyền Trân Công Chúa , Phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng.
- Điện thoại : 090 469 7999
Xem thêm: Các mẫu tượng Phật Thích Ca đẹp nhất
Hoặc điền và gửi thông tin vào Form liên hệ bên dưới. Chúng tôi sẽ sớm phản hổi lại.