banner đá non nước đà nẵng

Hiển thị tất cả 20 kết quả

Tín ngưỡng thờ Thần Tài Thổ Địa là một trong những tín ngưỡng xuất hiện muộn nhất, nhưng cũng phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Vậy tượng Thần Tài Thổ Địa có hình dáng thế nào? Thờ cúng Thần Tài Thổ Địa bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng đá mỹ nghệ Thành Đô tìm hiểu nhé!

Mua tượng Thần Tài Thổ Địa uy tín, chất lượng ở đâu?

Một địa chỉ uy tín để bạn có thể thỉnh một tượng Thần Tài Thổ Địa tại Làng đá mỹ nghệ Non Nước đó chính là Cơ sở đá mỹ nghệ Thành Đô. Những sản phẩm nơi đây có độ tinh tế, tỉ mỉ cao, đẹp mắt. Dù những tượng Thần Tài Ông Địa có kích thước nhỏ. Nhưng với đôi bàn tay lành nghề, điêu luyện của các nghệ nhân thì thần thái của ông Thần tài và ông Thổ địa vẫn được thể hiện rất tinh tế, sắc sảo, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ.

Và hiện tại Cơ sở đá mỹ nghệ Thành Đô có thể nói là nơi uy tín, chất lượng nhất trong điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. Đây là xưởng điêu khắc quy mô lớn với đội ngũ nghệ nhân lành nghề, đông đảo. Đảm bảo quý khách khi đến với Đá mỹ nghệ Thành Đô sẽ được trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất. Những sản phẩm được chế tác với độ tinh xảo, thẩm mỹ cao nhất. 

Nguồn gốc Thần Tài Thổ Địa

Tín ngưỡng thờ Thần Tài Thổ Địa theo tín ngưỡng dân gian thì Thần Tài Thổ Địa mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình. Nên mỗi gia đình, nhất là những gia đình làm nghề kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài. Tục thờ Thần Tài Thổ Địa được người Trung Quốc truyền cho dân ta. Người Trung Quốc sang Việt Nam làm nghề buôn bán trở nên giàu có. Họ đều có thờ Thần tài nên người Việt cũng bắt đầu thờ Thần tài từ đây.

Nguồn gốc Thần Tài

Theo truyền thuyết Như Nguyện

Ngày xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh. Khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được thủy thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Từ đó sự buôn bán trở đi càng ngày càng phát đạt. Sau vài năm Âu Minh đã trở thành một nhà giàu có.

Đến một hôm, vào tết nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm Như Nguyện sợ hãi, chui vào đống rác trốn. Kể từ đó, việc buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khó. Từ đó người ta cho rằng Như Nguyện là Thần tài. Cũng do sự tích này mà người ta có kiêng cử quét rác và hốt rác trong ba ngày tết, sợ Thần tài không có chổ trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo. Cũng do vật, khi lập bàn thờ Thần Tài phải lập sát nền đất, không đặt cao như các bàn thờ khác và đặt ở góc nhà hay nơi hang hiên. Nhưng trên thực tế người ta hay gọi là ông Thần tài, nên có thể sự tích về Như Nguyện chưa chắc chắn là chính xác.

Theo truyền thuyết Triệu Công Minh

Là một người dân ở núi Võ Đang bên Trung quốc, nhà rất nghèo. Ngày ngày xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông vẫn nuôi một con chó đèn già và một con vịt long vàng không đẻ trứng. Gần đấy có một phú hộ, tính rất xa xỉ, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông Triệu Công Minh thấy vật mới lượm gom hết cả quần áo cũ đem phân phát cho người nghèo. Đem canh thừa về nuôi chó và vịt. Bồng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng và con cho già thì khác ra 10 thỏi bạc.

Từ đó mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Giúp lão Triệu trở nên giàu có. Trong lúc phú ông giàu có của làng càng lúc càng nghèo do tính xa xỉ. Đến một thời gian sau phải đi ăn xin thấy nhà lão Triệu khá giả nảy sinh ác tâm. Nên đã đốt nhà của lão Triệu, nhưng lão Triệu không chế, con vịt biến thành chịm Phượng bay vút lên trời. Con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão phú ông tàn ác. Tất cả vàng bạc của lão Triệu biến thành đó và lão Triệu biến thành Thần tài. Dân chúng lập miếu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu.

Nguồn gốc Thổ Địa

Trong đời sống trước đây của dân tộc Việt thì phần lớn dựa vào nông nghiệp. Mà nông nghiệp lại phụ thuộc vào đất đai, thời tiết và khí hâu… Trong đó đất đai được xem là yếu tốt cơ bản cấu tạo nên vạn vật. Giúp cho con người ta có được cuộc sống âm no và sung túc. Vì vậy Thổ Địa là một trong những vị thần được cư dân nông nghiệp luôn để tâm nhất. 

Người dân lúc đó ai đi đâu cũng nghĩ rằng đều có một vị thần cai quan đất đai. Để việc làm ăn được yên ổn, thuận hòa, thì cần nên cúng kiến và khấn vái cho các thần Thổ Địa. Để ngài phù hộ cho họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an. Vì lẽ đó mà thần Thổ Địa được họ sùng kính và tôn thờ. Từ đó người dân xem Thổ Địa như một vị thần bảo hộ cho vườn, thửa ruộng, đất đai.. và không thể thiếu trong cuộc sống làm ăn hàng ngày. 

Tín ngưỡng thờ Thần Tài Thổ Địa ở Việt Nam

Có thể thấy ở khắp mọi nơi, từ trong các ngôi đình, chùa, am, miếu,… cho đến các hộ gia đình và đặc biệt là các cửa hàng buôn bán, người ta đều thờ thần Tài. Bởi chức năng của thần Tài là ban tài phát lộc, mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, mua may bán đắt,… cho con người trong cuộc sống mà nền kinh tế thương nghiệp đang ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Tín ngưỡng thờ thần Tài, là cách gọi tắt của thần Tài và ông Địa, hai vị thần được bài trí thờ song song trong một khám thờ đặt sát đất và quay mặt ra theo hướng cửa chính của ngôi chùa, am, miếu hay ngôi nhà… Trong đó, ông Địa là tín ngưỡng hỗn dung của nhiều nền văn hóa khác nhau. Còn thần Tài, chính là Phúc Đức Chánh Thần hay còn gọi là Thổ Địa công của người Hoa mà người Việt đã tiếp nhận.

Hiện nay, rất khó để xác định chính xác thời điểm thần Tài được thờ tự tại Việt Nam, nhất là khi thần Tài hội nhập vào hệ thống thần bảo gia – tức các thần linh bảo hộ cho gia đình. Tuy nhiên, căn cứ vào một số thư tịch ít ỏi còn lưu lại được, các nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc trong sách Thần Tài: Tín ngưỡng và tranh tượng, đã đưa ra nhận định rằng, thần Tài được thờ tự ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX và trở nên phổ biến, gần gũi ở đầu thế kỷ XX – giai đoạn mà nền kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển, thương nghiệp càng lúc càng có vị trí quan trọng thì “tiền, bạc, vàng là dấu hiệu của sự giàu có chứ không phải “lúa thiên, ruộng mẫu”, và lúc này, “con người cần một hình tượng mới chuyên trách cho việc phát tài: Ông thần Tài”.

Như vậy, dù mới chỉ xuất hiện trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây, nhưng tín ngưỡng thờ thần Tài đã trở nên phổ biến và ngày càng có xu hướng mở rộng, được mọi tầng lớp nhân dân thành kính tôn thờ với hy vọng nhờ sự “chiếu cố” của thần mà phát tài phát lộc. Và từ đó, dân gian không chỉ cúng thần Tài vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Bởi họ tin rằng, chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ… Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng, người ta thường dâng lên thần Tài – ông Địa ly cà phê, điếu thuốc lá… rồi thắp hương cầu khẩn các vị “độ” cho họ đông khách, mua may bán đắt, trong ấm ngoài êm.

Liên quan đến ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm được lấy làm ngày vía thần Tài, trong dân gian lưu truyền một câu chuyện khác cũng khá thú vị. Đó là truyện về vị thần Tài do một hôm uống rượu say, trượt chân ngã xuống dưới trần gian. Do lúc ngã, ông bị đập đầu vào đá nên bị mất trí nhớ. Mọi người đi qua, thấy ông có bộ quần áo rất đẹp nên lột ra và mang ra chợ bán.

Sau đó, ông phải sống nhờ vào việc đi xin ăn. Một hôm, ông được một người bán hàng mời vào quán ăn, từ lúc ông vào quán của người này, quán trở nên tấp nập. Sau đó do người ông có mùi hôi thối, sợ mất hết khách, vị chủ quán liền đuổi ông đi. Một người chủ khác thấy từ lúc ông bước vào quán kia thấy đông một cách lạ thường liền mời ông sang quán mình ăn.

Lúc ông sang quán này, quán bên kia lại vắng vẻ. Do thương ông không có gì để mặc, người dân đã mua cho ông một bộ quần áo mới để ông có thể mặc che chắn cơ thể của mình. Kỳ lạ thay, bộ quần áo ấy lại chính là bộ quần áo trước kia của ông. Sau khi mặc bộ quần áo ấy vào, thần Tài nhớ ra mọi chuyện và bay về trời. Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng nên từ đó mọi người lấy ngày này là ngày vía thần Tài.

Thần Tài mang yếu tố tâm linh trong đời sống văn hóa của người Việt nói riêng và một số nước phương Đông nói chung. Thông thường vào ngày vía thần Tài, người ta thường mua vàng để mong cầu may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh buôn bán của mình.

Ý nghĩa Thần Tài Thổ Địa

Thần tài và Thổ địa đều mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt. Cho nên thường sẽ thờ cúng Thần tài chung với Thổ địa. Trong những gia đình làm ăn, buôn bán, người ta thờ cúng Thần tài quanh năm. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng họ thường thắp hương cầu xin mua may bán đắt. Việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hóa. 

Theo sự tích dân gian thì ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày Thần tài bay về trời. Từ đó, phong tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Là vị Thần cai quan tiền bạc, tài lộc và Thổ địa và vị thần cai quan đất đai. 

Hình ảnh tượng Thần Tài Thổ Địa

Ông địa thường được thờ phụng nhiều nhất là với hình ảnh một người trung niên mập mạp, mặc áo hở ngực, lộ bụng to, miệng cười xởi lởi, tay cầm quat, tay cầm điếu thuốc….Dáng tượng ông địa nhìn rất phương phi, hào sảng và có tính hài hước. Đi theo ông địa thường là ông Cọp tác quái một vùng. Đây là con cọp được ông Địa hàn phục và cho đi theo bên mình. 

Còn ông Thần tài là vị thần được miêu tả là cầm vàng, bạc trên tay, đầu đội mão, chân mang hia, trang phục nghiêm chỉnh. Ông Thần tài phụ trách việc cai quản tiền bạc và tài lộc của Thiên Đình. Nên vì vậy hình tượng ông Thần Tài nghiêm chỉnh, nghiêm túc như một vị quan thần. 

Tượng Thần Tài Thổ Địa được làm bằng các chất liệu phổ biến

Tượng Thần Tài Thổ Địa bằng gỗ

Gỗ là một nguyên liệu phổ biến và được dùng nhiều trong nghệ thuật chế tác tượng hay làm nguyên liệu để làm các món đồ thờ cúng. Chất liệu gỗ giản dị và thân thuộc với mọi người. Vì vật tượng Thần Tài Thổ Địa bằng gỗ cũng khá được nhiều người lựa chọn. Nhưng chất liệu gỗ là chất liệu dễ cháy và nhanh hư. Nếu không biết cách vệ sinh tượng Thần Tài Thổ Địa bằng gỗ thì sẽ nhanh hư. Thêm vào đó khi dùng trong thời tiết ẩm mốc rất dễ xuất hiện mọt, dẫn đến hư hai. Mất thêm nhiều chi phí vệ sinh và thay mới tượng. 

Tượng Thần Tài Thổ Địa bằng đồng

Tượng Thần Tài Thổ Địa bằng đồng mang đến vẻ ngoài sang trọng, nổi bật với chất liệu đồng sáng chói. Đồng là chất chiệu có độ bền cao, dễ sử dụng và dễ làm sạch. Tuy nhiên, một pho tượng Thần tài hay Thổ địa bằng chất liệu đồng có giá thành khá cao. Ngoài ra, tượng Thần Tài Thổ Địa chỉ có một số kiểu dáng nhất định theo khuôn mẫu. Không đa dạng kiểu dáng và màu sắc. Vì đúc theo khuôn mẫu nên khó để làm theo ý khách hàng. Khách hàng chỉ có thể chọn những pho tượng Thần Tài Thổ Địa mẫu có sẵn. Điều này là một hạn chế của tượng Thần Tài Thổ Địa bằng đồng. 

Tượng Thần Tài Thổ Địa bằng sứ

Đối với chất liệu sứ, thì tượng Thần Tài Thổ Địa cũng khá được nhiều người Việt lựa chọn. Vì giá thành chất liệu sứ khá rẻ, an toàn cho sức khỏe người dùng. Nhưng tượng Thần Tài Thổ Địa bằng sứ không có vẻ đẹp sự sang trọng. Công thêm chất liệu sứ khá nhẹ, dễ đổ vỡ. Mà việc đổ vỡ tượng Thần Tài Thổ Địa là một điều kiêng kị khi thờ cúng. Vì vậy nên cân nhắc khi lựa chọn tượng Thần Tài Thổ Địa bằng sứ

Tượng Thần Tài Thổ Địa bằng đá

Chất liệu đá, đặc biệt là Đá Non Nước được biết đến là những tảng đá tự nhiên, nổi tiếng tại Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng. Một pho tượng Thần Tài Thổ Địa bằng đá Non Nước đáp ứng đầy đủ các yếu tố cứng, bền, trong, không trầy xước và đẹp theo thời gian. Bên cạnh đó, cũng vì đến từ thiên nhiên, nên khi đặt pho tượng Thần tài bằng đá sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi những hóa chất độc hại. Ngoài vẻ đẹp sẵn có của đá Non Nước, chất liệu này còn không bao giờ chịu sự ảnh hưởng của nhiệt độ, hay ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Khi có bụi bám bẩn thì cũng rất dễ vệ sinh, chỉ cần lau chùi qua là sạch. Đặc biệt, đối với một pho tượng Thần Tài Thổ Địa bằng đá có giá thành tương đối, không quá cao. Nên rất phù hợp để lựa chọn tượng Thần Tài Thổ Địa bằng đá cho bàn thờ Thần tài, Thổ địa nhà mình. 

Đây là một tong những đô thờ cúng là một nét đẹp truyền thống của văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Ngoài ra trong bài viết 250 Đồ Thờ Cúng Bằng Đồng Giá Tốt Đang bán chạy nhất tại Thành Đô sẽ cung cấp thêm thông tin khái quát về các loại đồ thờ cũng khác giúp bạn biết được một bộ đồ thở cúng cần những gì. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo Ngay Tại Đây