Theo tín ngưỡng Phật giáo phương Đông, Tượng Tứ Đại Thiên Vương được xem là bốn vị tướng bảo hộ Phật Pháp và chúng sanh, là những vị thần canh giữ chùa, miếu . Tứ đại thiên vương bảo vệ chúng ta khỏi những tổn hại mà chúng ta có thể tự gây ra cho bản thân. Đó thường là kết quả của những hành động vô đạo đức như giết người, trộm cắp và các hành động xấu xa khác… Đây là lý do tại sao mà mọi người thường hay thấy tượng Tứ Đại Thiên Vương ở các chùa miếu , hoặc được thỉnh về thờ cúng tại gia . Vậy nên bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về Tượng Tứ Đại Thiên Vương nhé !
Tứ Đại Thiên Vương là ai?
Tục truyền rằng Vua trời có bốn vị Thần Tướng giỏi. Bốn vị này là “Tứ đại Thiên vương” mà dân gian thường gọi là ‘Tứ đại Kim cương”. Họ có nhiệm vụ là hộ pháp chư phật chúng sinh ngoài việc giữ gìn Phật pháp ra họ còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hoà. Vì thế các Thiên vương cũng được gọi là “Hộ thế Thiên tôn”.
Quan niệm thế giới quan của Phật giáo, chia thế giới ra thành ba; Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới,. Dục giới lại có lục thiên, sáu tầng trời là nơi cư trú của Thiên thần, Tứ Đại Thiên Vương ở trong tầng thứ nhất trong sáu tầng trời.
Tứ đại thiên vương phân ra thành 4 phương cai quản lần lượt là Đông Nam Tây Bắc . Từ đó cũng phân ra tên gọi của bốn vị.
Nam Thiên vương ngài là vị Thiên Vương mang trong mình trọng trách hộ trì thế giới Ta Bà .Vì có khả năng kết hợp chúng sinh, phát triển thiện căn, nên gọi là Tăng Trưởng. Tay cầm kiếm vì mũi kiếm được gọi là “phong” (mũi nhọn), đã lấy chữ đồng âm là “phong” (gió), và chức trách của ông ta là “phong”.
Đông Thiên vương bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước, gọi là Trì Quốc. Tay ôm cây đàn tì bà, và muốn gảy đàn thì trước hết phải điều chỉnh các dây, cho nên lấy chữ “điều”, và chức vụ của ông ta là “điều”.
Bắc Thiên vương, bảo vệ đạo trường của đức Như Lai, thường được nghe đức Như Lai thuyết pháp, gọi là Đa Văn (nghe nhiều). Tay cầm cái dù. Vì trời có mưa thì mới phải cầm dù, cho nên lấy chữ “vũ” (mưa), và chức vụ của ông ta là “vũ”.
Tây Thiên vương có thể quan sát tất cả mọi sự vật, sự việc trên thế giới bằng ánh mắt thanh tịnh của mình, gọi là Quảng Mục (tầm mắt rộng). Tay có con rồng quấn trên tay. Vì rồng và rắn đều phải “thuận”, cho nên lấy chữ “thuận”, và chức vụ của ông ta là “thuận”.
Hình dáng của Tượng Tứ Đại Thiên Vương
Trì Quốc Thiên Vương
Trì Quốc Thiên Vương ngự ở Vùng đất bằng vàng phía Đông của núi Tu Di, mặc giáp trụ, nét mặt phẫn nộ. đặc trưng của vị thiên vương này là cầm cây đàn tỳ-bà như một pháp khí. Vì ở hướng Đông núi Tu-di nên vị thiên vương này có da màu trắng. Ngài biểu thị lòng từ bi, dùng âm nhạc giáo hóa chúng sanh quy y Phật pháp. Tăng Trưởng Thiên Vương.
Tăng Trưởng Thiên Vương
Ngự ở vùng đất làm bằng lưu ly phía Nam núi Tu Di, Ngài là vị Thiên Vương hộ trì ở giới Ta Bà. Do ở hướng Nam nên da màu của vị thiên vương này sẽ có màu xanh nước biển, và pháp khí tượng trưng là thanh gươm báu.
Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương
Ngài ở vùng đất bằng bạc trắng phía Tây núi Tu Di, hiện tượng giận dữ, mặc giáp trụ, trên tay cầm một con xích long có tượng thì cầm sợi dây màu đỏ, thể hiện thiện ý thuần phục ngoại đạo, chúng ma làm cho họ quy y Tam Bảo, trở thành người tốt trong Tam Giới.
Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương
Đa Văn Thiên Vương từng hộ trì đạo tràng của Phật Như Lai. Nét mặc của ngài giận dữ, mặc giáp trụ, tay cầm bảo tháp hoặc bảo tán biểu thị phước đức đa văn, chế phục chúng ma, bảo hộ bảo tài của chúng sanh
Tượng Tứ Đại Thiên Vương Được làm bằng chất liệu gì?
Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng gỗ
Tượng thiên vương bằng gỗ được chế tác tỉ mỉ thì rất tinh xảo và cầu kỳ .Có nhiều loại gỗ khác nhau để tạc tượng .Tùy theo mức độ quý hiếm của gỗ mà giá cũng có sự chênh lệch khác nhau . Đặc biệt đối với các loại gỗ quý , chúng sẽ có những vân gỗ tự nhiên và mùi hương đặc trưng riêng .
Tượng thờ bằng gỗ đem lại cảm giác cổ kín cùng sự trầm tĩnh. Hầu hết các tượng bằng gỗ nguyên thì không có kích thước quá lớn , chúng thích hợp để trưng bày trong phòng hơn là ngoài trời . Trên thị trường giá tượng gỗ khá cao . Hơn nữa nếu không bảo quản kĩ càng thì dễ bị hư hao , mọt mối.
Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đá
Việc chế tác tượng từ đá thì thích hợp với những bức tượng có kích thước lớn và thích hợp đặt ở ngoài trời đặc biệt . Đá vốn nổi tiếng với độ bền bỉ và chắc chắn . không khó để chúng ta thấy những bức tượng có kích thước lớn từ vài mb đến vài chục m đuề được làm từ đá . Vốn không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ thời tiết chúng rất thích hợp để trưng bày ở các không gian lớn và ngoài trời .Hơn nữa với một số loại đá quý chúng còn mang trong mình ý nghĩa phong thủy đặc biệt tốt, có lợi cho sức khỏe của con người .Hiện nay trên thị trường tượng đá có giá cả khá tốt so với chất lượng của chúng.
Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đồng
Tượng thờ bằng đồng được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay .Cổ nhân chế tác các tượng bằng đồng bởi vì chúng có ưu điểm tuyệt đối về độ bền bỉ , có thể lưu giữ hàng trăm ngàn năm .Chất liệu bằng đồng thuận tiện cho việc chế tác điêu khắc tinh xảo táo . Tượng đồng càng để lâu thì càng mang lại vẻ đẹp cổ kín sang trọng. Tuy nhiên giá thành của tượng đồng thì khá cao so với mặt bằng chung. Đặc tính là kim loại mà tượng thường bị xuống màu thì bạn cần được bảo sau một thời gian thờ cúng.
Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng composite
Chẳng những là loại vật liễu dễ thấy và khá phổ biến hiện nay . Composite còn là loại vật liệu bền màu và khá bền trong môi trường tự nhiên .Vậy nên chúng thường dùng để tạc những bức tượng vừa và lớn thích hợp trang trí sân vườn ,cảnh quan trưng bày ngoài trời . Ngoài ra chất liệu này còn cách điện và cách âm khá tốt .Chi phí của Tượng Phật composite thì khá thấp so với mặt bằng chung trong khi chất lượng thì cao cấp và có tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng lưu ly
Lưu ly là chất liệu quý , và mang tính thẩm mỹ cao . Có đặc tính giòn dễ vỡ nên cần nghệ nhân điêu khắc có năng lực tốt tỉ mỉ và tập trung. Vậy nên tượng bằng lưu ly chỉ có kích thước tương đối nhỏ thường được dùng để trong xe hơi hoặc văn phòng . Giá cả của lưu ly cũng khá cao cho nên tượng làm bằng lưu ly thường chỉ dùng để trang trí hoặc trưng bày .Hơn nữa cần bảo vệ , cầm nâng nhẹ nhàng tránh đổ vỡ.
Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng sứ
Tượng bằng sứ đem lại cảm giác thân thiện ấm áp .Chúng được làm từ đất sét nung . qua bàn tay của các nghệ nhân , tượng được làm một cách rất tinh xảo , và có hồn . Tuy nhiên cũng vì chất liệu bằng sứ nên kích thước tượng cũng rơi vào tầm nhỏ hoặc vừa . Và cũng cần được nâng chạm nhẹ nhàng để tránh bị đổ vỡ, bong tróc .Giá thành hiện nay thì khá thấp so mặt bằng chung.
Tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đá – Sự lựa chọn tốt nhất
Trên thị trường có vô số các loại tượng khác nhau , với các chất liệu khác nhau . Tùy theo các mục đích riêng thì khashc hàng có thể lựa chọn các dòng tượng khác nhau . Tượng Tứ Đại Thiên Vương chủ yếu là dùng để trấn trạch hoặc thờ cúng , cửa sân vườn .Chúng cần được làm từ những chất liệu có độ bền cao và chịu được tác động lâu dài của tự nhiên .Vậy nên đá sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu của bạn.
- Đá là nguyên liệu dễ tìm có sẵn trong tự nhiên có độ bền cực kỳ cao tồn tại hàng ngàn năm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.
- Có thể tạc tượng với những bức tượng có kích thước lớn tới vài chục m rất thích hợp trưng bày ngoài trời , không gian rộng.
- Dễ dàng bảo quản không bị hư hại ẩm mốc, không xỉn màu ,không bong tróc dễ dàng vệ sinh lau chùi.
- Chất liệu đá được hình thành tự nhiên trong ngàn năm mang trong mình những nguồn năng lượng tốt cho gia chủ cải thiện vận mệnh phong thủy. Đặc biệt là đối với những loại đá quý có từ trường đem lại những lợi ích hiệu quả cho sức khỏe của con người. có giá trị phong thủy cao.
- Tượng bằng đá có giá khá bình ổn so với các chất liệu khác , cùng với đó là chất lượng sản phẩm lại vô cùng tốt.
Ý nghĩa của Tượng Tứ Đại Thiên Vương
- Giúp tiêu trừ vận hạn an cư lạc nghiệp: Thiên Vương Trì Quốc có trách nhiệm hộ trì quốc gia. Giúp duy trì sự bình an, ổn định ,có thể an cư lạc nghiệp, yên ổn làm ăn.
- Hộ pháp , tiêu trừ tà ma: Vì các ngài là các vị tướng hộ pháp, có trách nhiệm bảo vệ chúng sanh , vậy nên có thể không thế lực ma quỷ, yêu tà, khí xấu , bảo vệ chùa miếu hoặc gia trạch
- Mang đến may mắn tài lộc: Thúc đẩy thế giới mới phát triển, luôn tăng trưởng tốt, ngày càng tốt đẹp, có được sự an lạc, ổn định, bền vững trong tương lai. Những trở ngại trên con đường học tập, làm việc cũng sẽ được khai thông để bạn có được nhiều thành công và tài lộc hơn.
- Giúp tâm thanh tịnh , cuộc sống gia đình hòa thuận, yêu thương nhau, biết điều hay lẽ phải và tôn trọng lẫn nhau.
Các ngày cúng của Tứ đại thiên vương
Dựa theo điểm sách phật giáo Cứ vào mồng tám (âm lịch) của nửa tháng, các sứ giả của Tứ thiên vương xuống thế gian để xem xét sự hành thiện của loài người; ngày mười bốn của nửa tháng thì các hoàng tử của Bốn thiên vương; ngày rằm lễ Uposatha (bố-tát) thì đích thân các thiên vương hạ thế làm công tác nói trên.Vậy nên gia chủ có thể cúng bái vào những ngày trên để các ngài có thể luôn hộ trì cho chúng sinh được an lạc, tránh mọi tai ương.
Cách đặt tượng tứ đại thiên vương đúng chuẩn nhất
Tứ đại thiên vương gồm 4 vị thần. ngụ ở 4 phương đông , tây , nam , bắc . lần lượt là Đông Thiên Vương, Tây Thiên Vương, Nam Thiên Vương, Bắc Thiên Vương. Các vị thần này có nguồn gốc từ Phật Giáo với nhiều ý nghĩa bảo vệ gia đình của bạn.
Vậy nên khi muốn thờ cúng chư ngài , thì bạn nên tìm hiểu kĩ càng . tránh phải đụng trúng kiêng kỵ . Có như vậy thì mới có thể nhận được sự phù hộ từ các bức tượng này
Đặt đúng hướng của các bức tượng
Theo như sách phật có ghi , Mỗi vị thần trong Tứ đại thiên vương đều có vùng lãnh thổ riêng mà các ngài tọa trấn . Vì vậy bạn cần phải đặt đúng phương vị, tượng sẽ được quay mặt hoặc tọa thủ về hướng tương ứng với vùng trời mà họ bảo vệ.
Nam Thiên Vương:
Vị thần này tay cầm cây dù Thần mà khi mở ra sẽ tạo ra bóng tối để dập tắt năng lượng hỏa từ hướng Nam. Khi đó có thể sẽ tạo ra sóng biển, động đất ảnh hưởng đến năng lượng âm. Hãy đặt tượng này ở hướng Nam để được vị thần này bảo hộ
Đông Thiên Vương :
Vị thần này tay cầm kiếm có khắc chữ Địa, Phong, Thủy, Hỏa. Kim khí này chế ngự khí mộc từ hướng Đông. Do đó hãy đặt tượng này ở hướng Đông
Bắc Thiên Vương
Đây là vị thần một tay cầm ngọc trai, một tay cầm rắn tốt nhất quay về hướng Bắc
Tây Thiên Vương:
Đây là vị thần cầm đàn tỳ bà 4 dây. Công cụ này sẽ khiến cho những quả cầu lửa từ trên trời rơi xuống bị tiêu diệt ở hướng Tây. Vì vậy hãy đặt tượng này ở hướng Tây
Nên đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương trong nhà hay ngoài trời?
Nếu như bạn có ý muốn thờ tượng tứ đại thiên vương tại nhà , thì hãy đặt các tượng này trong nhà của bạn. Để các vị thần cảm nhận được cuộc sống của gia đình bạn, mọi chuyện mà mỗi thành viên đang trải qua. Từ đó có thể phù hộ, độ trì, gia tăng bảo vệ, đưa mỗi người hướng thiện và vượt qua mọi sóng gió khó khăn.
Nhiều nhà đặt 4 vị thiên vương này ở ngoài trời vì đất rộng dễ trang trí với không gian nhà. Nhưng thực tế điều này lại không đúng với phong thủy.
Vì các vị thần này đều là bảo hộ cho con người, tạo ra môi trường sống hòa thuận và bình an trong nhà. Nên việc để ngoài trời sẽ không thể kích động khí để các tượng phù hợp bạn.
Tốt nhất là bạn hãy đặt 4 vị thần tướng này hai bên cạnh bàn thờ. Nó sẽ giúp các tượng trở nên linh thiêng hơn và được các thành viên tôn kính, thờ phụng đúng theo tín ngưỡng niềm tin của mình
Có nên lạy các tượng như tứ thiên vương?
Vào chùa lễ Phật là Phật sự của Phật tử, chúng ta lạy Tam bảo, là thể hiện sự thành kính của mình với các chư phật .Phật tử lạy Phật Pháp Tăng; lạy thánh tượng Đức Phật, Bồ tát, khi nhập chúng tụng kinh lạy giáo pháp Đức Phật, lạy những bậc đáng tôn kinh, Thầy Bổn sư và vái xá chào chư Tăng những đệ tử Đức Phật.
Sự cung kính của Phật tử đối với chư Tăng bao nhiêu thì đạo lớn bấy nhiêu.Bời vì Đạo Phật dùng lễ để làm thước đo lòng người .Ngày xưa bên Giáo hội Khất sĩ luôn khuyến giáo về phần nghi lễ, lễ bái rất quan trọng: bậc tu thấp phải lạy bậc tu cao, bậc tu sau, phải lạy bậc tu trước, dù chỉ trong giây phút. Sa di, Sa di ni lễ bái Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Tỳ kheo tân lạy Tỳ kheo cựu, chư Tỳ kheo đảnh lễ chư Trưởng lão. Phật tử lễ bái nhà Sư, dù bất cứ nơi đâu, người Phật tử gặp nhà Sư du Tăng đều phải lễ bái, rất có tôn ti trật tự.
Vậy nên Phật tử vào chùa lễ Phật, lễ Tam bảo, nơi nào có Phật pháp Tăng thì lễ bái nơi đó. Nếu chùa có thờ các tượng khác, như tứ đại thiên vương, hộ pháp, tiêu diện, các tượng cốt không thuộc Tam bảo thì xá 3 xá, mỗi xá niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật! Xá 3 xá niệm 3 lần Nam mô A Di Đà Phật.
Khai quang điểm nhãn tượng Tứ Đại Thiên Vương
Cần chuẩn bị những gì trước nghi lễ khai quang điểm nhãn
Để quá trình tiến hành khai quang điểm nhãn cho tượng Phật được diễn ra suôn sẻ thì gia chủ nên chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện nghi lễ.
Đầu tiên, khi chọn mua tượng Phật, tùy theo điều kiện kinh tế , và nhu cầu mà gia chủ có thể thỉnh tượng về, nên lựa chọn những bức tượng hoàn hảo và có thần thái sống động sau khi thỉnh về thì:
- Tượng Phật sau khi thỉnh về cần phải dùng vải điều trùm kín bức tượng .
- Đặt tượng ở vị trí cao ráo, sạch sẽ và tránh những nơi ô uế.
- Tránh xâm phạm đến tượng, không được có hành vi bất kính với tượng Phật.
- Chuẩn bị một nơi thờ cúng linh thiêng phù hợp với việc thờ cúng tượng Phật. nên chọn nơi thoáng đãng , yên tĩnh .
- Chuẩn bị đầy đủ đồ tế , một mâm cỗ chay. Tùy theo điều kiện kinh tế mà gia chủ có thể chuẩn bị một mâm cỗ phù hợp với những món đơn giản nhất.
Hướng dẫn cách khai quang điểm nhãn
Làm sạch cho tượng
Gia chủ phải cần dùng tới nước thơm. Gia chủ có thể tự làm bằng nước với rượu, quế và chút dầu thơm. Dùng khăn sạch nhúng nước thơm nhẹ nhàng lâu sạch cho tượng.
Sau khi lau xong, gia chủ nên để cho tượng khô tự nhiên rồi mới dùng khăn cỡ vừa phủ kín bức tượng để tiến hành nghi lễ.
Tiến hành nghi thức khai quang
Sau khi thỉnh tượng về và làm sạch , gia chủ có thể chọn giờ đẹp để pháp sư hoặc thầy cúng tiến hành nghi lễ khai quang tượng Phật . nghi lễ gồm các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên là pháp sư nên thắp hương và xin phép được tiến hành làm lễ.
- Bước 2: Sư thầy sẽ đứng lên và tiến hành đọc bài chú khai quang ở đàn tràng. Cùng lúc đó, vị sám chủ cầm gương giơ lên thật nhẹ nhàng và đưa qua đưa lại trước tượng Phật. Hành động này mang đến ý nghĩa nhắc nhở mọi người tiến hành tẩy rửa đại viên cảnh hiển lộ.
- Bước 3: Sám chủ thực hiện viết chữ Án lên diện tượng Phật. Đồng thời thực hiện bài niệm bài khai phục nhãn giúp chúng sinh tìm đường nương vào pháp môn tu hành của Phật từ đó khai mở nhục nhãn, Phật nhãn,…
Chiếc gương xuất hiện trong nghi thức làm lễ là biểu tượng của đại viên cảnh. Gia chủ có thể sử dụng gương mới hoặc gương cũ đều được. Tuy nhiên, gương phải được làm sạch, bao sái cần thận. Từ đó đảm bảo việc khai quang điểm nhãn tượng Phật được thực hiện linh thiêng nhất.
Một số lưu ý quan trọng trong thờ cúng tượng Tứ Đại Thiên Vương
- Khi thờ cúng tượng tứ đại thiên vương , cần phải chú ý những kiêng kỵ dưới đây để đem lại hiệu quả tốt nhất , giúp gia chủ tiêu trừ điềm xấu, an cư lạc nghiệp .
- Không nên di chuyển bức tượng nhiều lần trong nhà. Nên cố định tại một nơi thờ.
- Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên nên thờ riêng . Nếu thờ chung thì bàn thờ Phật phải cao hơn bàn thờ gia tiên.
- Tuyệt đối không làm các hành động riêng tư như thay quần áo trước tượng.
- Không nên đặt tượng ở vị trí quá thấp , tượng Tứ Đại Thiên Vương cần đặt ở vị trí cao, trang nghiêm thuận tiện cho việc thờ cúng.
- Không đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương ở vị trí ẩm ướt, gần nhà vệ sinh hoặc nhà tắm cũng như các khu vực ô uế khác.