Niết bàn là gì? Nhập niết bàn là gì?

Các Phật tử hẳn đã nghe qua về Niết Bàn, nhưng chắc hẳn ít người hiểu được Niết Bàn là gì? Nhập Niết Bàn là gì? Vậy thì, các bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây, những câu hỏi đó sẽ được giải đáp một cách chi tiết nhất.

Niết bàn là gì?

Theo kinh điển, chữ Niết Bàn (Nirvana) nghĩa là Viên tịch (hoàn toàn vắng lặng), Vô sanh (không còn sanh diệt) và Giải thoát v.v…

Niết Bàn là trạng thái tâm linh thanh thản hoàn toàn, sáng suốt, yên tĩnh, không vọng động, chấm dứt mọi khổ sở, phiền não, diệt ái dục, xóa bỏ mọi u minh.
Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.

Còn Niết Bàn của các Phật tử được định nghĩa không phải chỉ là hư vô hay trạng thái hủy diệt, mà Niết bàn chính là một pháp “không sinh, không phát khởi, không tạo thành, không do duyên sinh”. Do đó, Niết Bàn chính là vĩnh cửu (Dhuva), khả ái (Subha) và an lạc (Sukha). Trong Niết bàn không có cái gì “vĩnh cửu hóa”, cũng không có cái gì “bị diệt vong”, mà ở ngoài đau khổ.

Phân loại Niết Bàn 

Do giác ngộ khác nhau nên trong kinh chia ra bốn loại Niết Bàn:

Niết Bàn Hữu Dư Y: Đã dứt sạch phiền não vọng hoặc trong ba cõi, nhưng còn thân của nghiệp báo dư thừa.

Niết Bàn Vô Dư Y: Đã dứt sạch phiền não hữu lậu và không còn mang thân của nghiệp báo (dứt hết uẩn thân).

Niết Bàn Tự Tánh: Vốn sẵn có của chúng sanh, nó vốn sẵn có tánh Niết Bàn không phải tu tập mới có. Như mặt gương tánh vốn sạch không phải đợi lau chùi mới hiện.

Niết Bàn Vô Trụ Xứ: Các vị Bồ Tát khi giác ngộ, lao mình giáo hóa chúng sanh trong lục đạo, lấy sự sanh tử của chúng sanh làm cảnh giới. Tuy ra vào sanh tử nhưng lúc nào cũng tự tại vô ngại.

Nhập niết bàn là gì?

Nhập niết bàn là một từ tiếng Phạn để chỉ mục tiêu của con đường Phật giáo: giác ngộ hay tỉnh thức. Trong tiếng Pali, ngôn ngữ của một số văn bản Phật giáo sớm nhất, từ này là nibbana.

Trong cả hai ngôn ngữ, nó có nghĩa đen là “sự tuyệt chủng” (như ngọn đèn hoặc ngọn lửa) hoặc “sự chấm dứt”. Nó đề cập đến sự diệt trừ của tham lam, ác ý và si mê trong tâm trí, ba chất độc gây ra đau khổ vĩnh viễn. 

Niết bàn là điều mà Đức Phật đã đạt được vào đêm thành đạo. Ngài trở nên hoàn toàn thoát khỏi tam độc. Tất cả những gì ông ấy dạy trong suốt phần đời còn lại của mình đều nhằm mục đích giúp những người khác đạt được tự do tương tự.

Đó là ý tưởng cơ bản, nhưng tất nhiên có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ, trong các truyền thống Nguyên thủy, nibbana là con đường thoát ra khỏi vòng luân hồi vô tận của tái sinh và cái chết được gọi là luân hồi.

Nó là một trạng thái tồn tại vượt không gian và thời gian, không thể diễn tả được. Nhưng một người đã đạt được niết bàn hoàn toàn thoát khỏi rừng đau khổ và căng thẳng.

Trong Thiền, Phật giáo Tây Tạng và các loại Phật giáo Đại thừa khác, trạng thái niết bàn đồng nghĩa với việc trở thành một vị phật, hoặc nhận ra phật tính hay phật tính bẩm sinh của một người. 

Trong một số trường học, người ta tin rằng bản chất cơ bản của mọi người vốn đã được khai sáng, nhưng vì nó bị che đậy trong sự vô minh. Từ góc độ này, giải thoát khỏi đau khổ và thoát khỏi vòng sinh tử không phải là mục tiêu duy nhất: một khi bạn trở thành một vị Phật, bạn có thể tiếp tục giúp đỡ cho đến khi tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi luân hồi.

Ý nghĩa của Niết Bàn

Ý nghĩa của Niết Bàn chính là đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không – thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người.

Ý nghĩa của Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc, thiên đường mà Niết Bàn là một trạng thái tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.

Bản chất của Niết Bàn

Niết Bàn không thể nhìn thấy được hoặc sờ nắm được. Niết Bàn là một trạng thái của tâm khi đạt tới cảnh giới vô thường, hoàn toàn không còn vô minh, khổ đau và không thỏa mãn. Niết Bàn là trạng thái an lạc cao cấp nhất.

Cực kỳ khó để đạt được Niết Bàn, chúng sanh phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ. Khi tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ, thì lúc đó bản chất của quý vị chính là bản chất của Niết Bàn. Nhưng cơ bản chúng ta theo đuổi cái bản thể bản ngã, chấp ngã chấp pháp nên không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.

Bản chất Niết Bàn là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Hiểu rõ bản chất của con người và thế giới là huyễn, nên không bị huyễn trói buộc. Trong thế giới này, giác ngộ bản thể không, vô ngã của cái huyễn đó, chính là Niết Bàn.

Người học Phật, tu Phật suy cho cùng là để đạt tới cảnh giới Niết Bàn này. Khi giác ngộ được mọi thứ chỉ là huyễn thì lúc đó quý vị sẽ sống ngoài những khổ đau, vô minh ở cõi hồng trần, tức đã đạt đến trạng thái của Niết Bàn, hiểu rõ về bản chất của Niết Bàn.

Hy vọng quý vị đã hiểu Niết bàn là gì.  Là một Phật tử nhất định phải thấu suốt điều này, để có mục tiêu cho hành trình tu tập được đúng đắn hơn.