Xem Ngày Vía Mẹ Quan Âm Chuẩn? Nên Cúng Gì và Cách Cúng

ngay via me quan am

Có nhiều bạn không ngừng thắc mắc ngày vía mẹ Quan Âm là ngày nào và những điều nên làm trong ngày này. Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về về quan niệm cũng như phong tục trong ngày của mẹ Quan Âm, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin liên quan vô cùng hữu ích. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngày thôi.

Mẹ Quan Âm là ai?

Mẹ Quan Âm hay được mọi người gọi là Bồ Tát Quán Tự Tại chỉ xuất hiện hoặc xuất hiện với mật độ cao trong những kinh điển Đại thừa như: Hoa nghiêm, Lăng nghiệm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… và ở rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ Tát.

ngay via me quan am

Phật Quan Âm tượng trưng cho sự từ bi, trí tuệ

Ngài được mọi người tôn kinh bởi sự Đại bi, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí liễu ngộ năm uẩn đều là không. Hầu như các kinh điển nhắc đến Quan Âm với hình tượng nam giới chứ không phải nữ giới. 

Quan Âm sẽ tượng trưng cho từ bi và trí tuệ. Nếu nghe thấy tiếng than vãn, kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu ngài, tiếng cầu xin ngài sẽ đáp ứng phần nào mong muốn, mọi người sẽ cứu độ khỏi bể đau, tai nạn,…

Tuy nhiên, Quan Thế Âm được nhiều người quan niệm là hình ảnh người phụ nữ, là mẹ, là Phật,… Phải chăng có dính dáng đến nguyên lý Mẹ mà có rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo,… dựa vào đây đều có những thánh nữ.

Nhất là trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng được mọi người thờ thánh mẫu Tara gồm có nhiều vị khác nhau. Có nhiều truyền thuyết nhận định rằng thánh nữ Tara được nảy sinh từ giọt nước mắt của Mẹ Quan Âm.

Ở trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn đã trình bày rất rõ và khá ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn của Mẹ Quan Âm. Kinh cho ta thấy rằng Quan Âm là hình tượng nổi bật nhất của đại từ đại bi.

Ngày vía mẹ Quan Âm Bồ Tát là ngày nào? Có bao ngày trong một năm?

Nói đến Mẹ Quan Âm, hẳn rằng hầu như tất cả mọi người đều biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được tất thay ý nghĩa của tên gọi “Quan Thế Âm Bồ Tát”.

ngay via me quan am

Ngày vía mẹ Quan Âm rất quan trọng trong Phật Giáo

Từ xưa đến nay, dựa theo quan niệm tâm linh thì việc thờ cúng vẹn tròn linh thiêng thì không nhất thiết lúc nào cũng “mâm cao cỗ đầy”. Mà điều vẹn tròn nhất trong thờ cúng đó chính là sự thành tâm và lòng biết ơn của gia chủ đối với những vị thần và Phật.

Quan Thế Âm Bồ Tát là tên gọi có ý nghĩa như thế nào?

Dựa trên những lý giải của các vị sư thầy, những người có kinh nghiệm trong quá trình thờ cúng thì Quan Thế Âm Bồ Tát là tên gọi mang trong mình nhiều ý nghĩa như sau:

  • Đầu tiên đó chính là từ “Quan” là từ để chỉ sự quan sát, tìm hiểu và biết rõ mọi điều về đối phương.
  • Tiếp theo là từ “Thế” mang hàm ý là thế gian, là cuộc đời, cuộc sống đang hiện hữu hàng ngày ở trong nhân gian.
  • Kế đến là từ “Âm” có hàm ý là tiếng kêu cứu, lời thỉnh cầu của những thần dân, chúng sinh đang phải hứng chịu những cảnh khổ đau, khốn cùng ở trong trần gian.
  • Cuối cùng là từ “Bồ Tát” mang ý nghĩa là sự độ thoát, cứu độ cho chúng sinh và giúp đỡ cho họ có thêm niềm tin, động lực để có thể vượt qua những khó khăn, đau khổ ở trong cuộc sống.

Có thể nhận định rằng Quan Thế Âm Bồ Tát là một người luôn luôn theo dõi, đồng hành và luôn lắng nghe, thấu hiểu mọi mong cầu của chúng sinh ở trên thế gian này. Qua đó, Quan Âm có thế cứu độ, siêu thoát và giúp dân chúng vượt lên trên những kiếp nạn, khổ đau ở trong cuộc sống.

Chính vì vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát là một biểu tượng cho sự bất diệt về lòng tư bi, bác ái và nhân hậu rộng lớn. Quan Thế Âm luôn che chở, bảo vệ mọi số phận ở trên cuộc đời, không bỏ sót một ai.

Ngày vía mẹ Quan Âm là ngày mấy và đó là những ngày cụ thể nào?

Trong năm, ngày vía Mẹ Quan Âm là ngày mà phật tử ở mọi miền trên thế gian đều hướng lòng thành đến việc tổ chức lễ cũng vô cùng long trọng. Thông thường, Phật tử sẽ ăn chay, niệm Phật và thực hiện phong sinh để mong cầu được sự độ trì phù hộ, che chở của Mẹ Quan Âm. Như vậy, một năm có mấy ngày vía mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát và đó là những ngày cụ thể nào? Đáp án sẽ có ngay dưới đây:

ngay via me quan am

Trong giới Phật Giáo ngày vía Quan Âm được chia thành nhiều ngày khác nhau

Theo giới nhà Phật thì một năm sẽ có những ngày vía mẹ Quan Âm, bao gồm những ngày sau:

  • Ngày mẹ Quan Thế Âm Đản Sinh là vào ngày 19 tháng 02 âm lịch.
  • Ngày mẹ Quan Thế Âm thành đạo sẽ rơi vào ngày 19 tháng 06 âm lịch.
  • Ngày mẹ Quan Thế Âm xuất gia sẽ rơi vào ngày 19 tháng 09 âm lịch.

Tất thảy 3 ngày này đều được chúng sinh gọi chung là ngày vía mẹ Quan Âm. Chính vì vậy, vào những ngày này, hầu như mọi gia chủ sẽ thực hiện làm lễ cúng với nhiều món ăn chay, hoa quả tươi và nước thờ để tỏ lòng thành kính dâng lên Mẹ.

Nghi thức tiến hành cúng lễ ngày vía mẹ Quan Âm

Để lễ cúng diễn ra thành công thì gia chủ nên biết những nghi thức tiến hành cúng lễ ngày vía mẹ Quan Âm như thế nào cho đúng. Dưới đây sẽ chỉ bạn một cách chi tiết về nghi thứ đó:

Các ngày vía mẹ Quan Âm cúng gì ?

Theo thông tin cập nhật phía trên thì mẹ Quan Âm có xuất thân là người nhà Phật. Chính vì vậy, những món đồ cúng lễ dâng lên cần được gia chủ chuẩn bị là đồ chay và những đồ lễ như sau:

ngay via me quan am

Cần phải chuẩn bị tốt mọi nghi lễ trong ngày trọng đại này

  • Hương (có nhiều nơi gọi là nhang).
  • Hoa tươi (gia chủ nên chọn hoa hồng, hoa cúc vàng,…hoặc những loại hoa có màu đỏ).
  • Hoa quả tươi (gia chủ nên chọn mua những loại quả có thân hình tròn, căng mọng và màu sắc tươi sáng như cam, bưởi, lê, quýt,…)
  • Bánh kẹo, phẩm oản
  • Đĩa xôi chay

Như vậy, với những thông tin chia sẻ về những vật cúng về ngày vía Quan Âm các bạn đã có câu trả lời nên cúng gì rồi. Mặc dù, gia chủ không cần chuẩn bị quá cầu kỳ và phức tạp nhưng cũng cần chuẩn bị thành tâm, chu đáo và sạch sẽ.

Văn khấn trong ngày vía mẹ Quan Âm

Trong quá trình làm lễ, thì gia chủ nên chuẩn bị văn khấn trong ngày vía mẹ Quan Âm như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế  Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ (chúng) con là: …………………

Ngụ tại: ……………………………

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. 

Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !”

Sau khi tổ chức xong lễ khấn ở bàn thờ thì sau thời gian là 1 tuần nhang thì gia chủ nên thực hiện thắp thêm khoảng 1 tuần nhang nữa. Khi gia chủ thắp xong thì hãy cúi đầu vái 3 vái trước bàn thờ, kế đến là hạ sớ đem đi hóa vàng.

Những lưu ý cần biết khi cúng lễ ngày vía mẹ Quan Âm

Bên cạnh việc thực hiện đúng các lễ nghi trong ngày vía mẹ Quan Âm, các gia chủ cũng cần lưu ý những điều cơ bản dưới đây để có thể tránh những sai phạm trong quá trình thờ cúng:

ngay via me quan am

Gia chủ cần phải tìm hiểu rõ cách thức làm lễ vía mẹ Quan Âm đúng cách

  • Đầu tiền, gia chủ nên thực hiện việc cúng mẹ Quan Âm bằng những món đồ cúng chay, không được cúng lễ mặn.
  • Tiếp theo là luôn giữ cho bàn thờ Phật được thoáng đáng, sạch sẽ, gọn gàng và không nên tồn đọng bụi bẩn.
  • Kế đến là hạn chế để đồ cúng đã bị hư hỏng đặt lên bàn thờ. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên thay đồ cúng để có thể bày tỏ sự thành tâm và tôn kính của gia chủ dành cho mẹ Quan Âm.
  • Điều lưu ý tiếp mà gia chủ nên nhớ đó chính là cần lau dọn, vệ sinh bàn thờ Phật trước một ngày rồi mới tiến hành thực hiện lễ cúng. Có như vậy mới thể hiện được sự biết ơn, thành kính và luôn nhớ đến  ngày của mẹ Quan Âm.
  • Cuối cùng, đồ cúng sau lễ cần được đem chia đều cho tất cả những thành viên ở trong gia đình. Tuyệt đối không được phép chia cho những người ngoài để hạn chế việc thất thoát tài lộc ra bên ngoài. Nhất là những đồ cúng sau lễ, gia chủ không được đem vứt bỏ.

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những kiến thức liên quan đến ngày vía mẹ Quan Âm một cách chi tiết nhất. Chắc rằng, các bạn đã hiểu hơn về nghi thức thờ cúng sao cho thành kính, tôn nghiêm và long trọng nhất. Khi các bạn làm được điều đó thì sẽ nhận được sự che chở, phù hộ của mẹ Quan Âm dành cho bạn và gia đình của bạn.

Nếu các bạn có mong muốn sở hữu những bức tượng đá mẹ Quan Âm đẹp, ấn tượng thì vui lòng liên hệ đến địa chỉ: ĐÁ MỸ NGHỆ THÀNH ĐÔ thông qua những kênh liên hệ như:

  • Hotline: 0904697999
  • ĐC xưởng: Lô 35-36 Quán Khái 12 – Làng đá Non Nước – Phường Hòa Hải – Quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng
  • ĐC trưng bày: 135-157 Huyền Trân Công Chúa – Phường Hòa Hải – Quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng
  • Email: thanhnv@danagold.vn
  • Website: https://damynghenonnuocdn.com/

Bài viết cùng chuyên mục :

Tham khảo thêm các mẫu tượng Phật mẹ Quan Âm tại danh mục sản phẩm Tượng Phật Quan Âm. Nếu bạn muốn thỉnh tượng Phật bằng đá chất lượng tốt nhất, hãy GỌI NGAY: 0904697999 đảm bảo bạn sẽ hài lòng 100%. Còn gì thắc mắc, xin hãy để lại tin nhắn, chúng tôi sẽ trả lời ngay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.